1. VẬT LIỆU XÂY DỰNG CƠ BẢN:

  2. Cốt thép:

Cốt thép lắp đặt vào kết cấu BTCT của công trình phải đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn cốt thép bê tông hiện hành:

  • TCVN 1651-1985: Thép bê tông cán nóng.
  • TCVN 6285-1997: Thép cốt bê tông – Thanh thép vằn.

Thép thanh sử dụng trong kết cấu BTCT của công trình có các chi tiết cơ lý sau:

  • Cốt thép AI:

Giới hạn chảy          ≥ 240 N/mm2.

Độ bền tức thời       ≥ 380 N/mm2.

Độ giãn dài tương đối        ≥ 25 %.

Mô đun đàn hồi       : 2.1×106 daN/cm2.

  • Cốt thép AII:

Giới hạn chảy          ≥ 300 N/mm2.

Độ bền tức thời       ≥ 500 N/mm2.

Độ giãn dài tương đối        ≥ 19 %.

Mô đun đàn hồi       : 2.1×106 daN/cm2.

Thép sử dụng trong kết cấu chịu lực chính của công trình như cột, kèo, đà có các chỉ tiêu cơ lý sau:

Giới hạn chảy          ≥ 400 N/mm2.

Độ bền tức thời       ≥ 600 N/mm2.

Độ giãn dài tương đối        ≥ 14 %.

Mô đun đàn hồi       : 2.3×106 daN/cm2.

  • Nội dung, khối lượng, phương pháp tính, báo cáo kết quả thử kéo và uốn phải tuân thủ theo TCVN 197-2002: Kim loại – Phương pháp thử kéoTCVN 198-1985: Kim loại – Phương pháp thử uốn.
  1. Bê tông:

Bê tông của công trình có cường độ và mô đun đàn hồi của mẫu thí nghiệm sau:

R28     = 30 N/mm2.

E        = 2.9×105 daN/cm2.

Các chỉ tiêu nêu trên đạt được với mẫu ở 28 ngày tuổi.

Các mẫu thử được lấy và bảo dưỡng theo Tiêu chuẩn TCVN 3105-1993: Hỗn hợp BT nặng và BT nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẩu thử.

  1. Vật liệu sản xuất bê tông:

    1. Xi măng:

Xi măng dùng để chế tạo BT và BTCT cho công trình phải đạt yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN TCVN 2682:2009 Xi măng Pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng của Xi măng poóclăng đối với từng mác được qui định theo bảng PI.

Bảng PI: Chất lượng xi măng

TTTên chỉ tiêuMác
PC30PC40PC50
1Giới hạn bền nén N/mm2, không nhỏ hơn:

–        Sau 3 ngày

–        Sau 28 ngày

16

30

21

40

31

50

2Độ nghiền mịn:

–        Phần còn lại trên sàn 0.08mm, %, không lớn hơn.

–        Bề mặt riêng xác định theo phương pháp Blaine cm2/g, không nhỏ hơn.

15

2500

15

2500

12

2800

3Thời gian đông kết:

–        Bắt đầu, phút, không sớm hơn.

–        Kết thúc, giờ, không muộn hơn.

45

10

4Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp Lo Satolie, mm, không lớn hơn.10
5Hàm lượng anhydric sunfuric (SO3), %, không lớn hơn.3.0
6Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn hơn.5.0

 

Có thể sử dụng Xi măng poóclăng hổn hợp tuân thủ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN 6260:2009: Xi măng poóclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật hoặc Xi măng poóclăng bền sunphat thường tuân thủ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN 6067:2004: Xi măng poóclăng bền sunphat – Yêu cầu kỹ thuật.

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử xi măng theo TCVN 4787-2001.

Xác định các thành phần hóa học của xi măng theo TCVN 141-2008.

Xác định các chỉ tiêu cơ lý của xi măng theo các tiêu chuẩn từ TCVN 4029-1985 đến TCVN 4032-1985.

  1. Các (cốt liệu nhỏ):

Cát dùng chế tạo BT và BTCT cho công trình phải thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN 1770-1986: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

Mô đun độ lớn của cát phải > 2.

Hàm lượng bùn, bụi, sét và các tạp chất khác ở trong cát không được vượt quá trị số trong bảng PII.

Bảng PII: Hàm lượng tạp chất cho phép trong cát.

TTTên tạp chấtBT M300 (%)
1Sét, á sét, các tạp chất khác ở dạng cục.Không
2Lượng hạt trên 5mm, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn.10
3Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit tính ra SO3, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn.1
4Hàm lượng mica, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn.1
5Hàm lượng bùn, bụi sét, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn.3
6Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so màu, màu của dung dịch trên cát không sẫm hơn.Màu chuẩn

 

Chú thích: Hàm lượng bùn, bụi, sét của cát dùng cho BT M400 trở lên, không lớn hơn 1% khối lượng cát.

Lấy mẫu và tiến hành thử theo các tiêu chuẩn từ TCVN 337-1986 đến TCVN 346-1986.

  1. Đá dăm (cột liệu lớn):

Cốt liệu lớn dùng cho BT và BTCT của công trình là dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên phải đạt Tiêu chuẩn TCVN 1771-1987: Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng.

Hàm lượng hạt thỏi dẹt trong đá dăm không được vượt quá 35% theo khối lượng. Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa không được lớn hơn 10% theo khối lượng, đối với BT vùng mực nước thay đổi không vượt quá 5%.

Hàm lượng tạp chất sunfat và sunfit (tính theo SO3) không được quá 1% theo khối lượng.

Hàm lượng silic oxyt vô định hình trong đá dăm dùng làm cốt liệu không được quá 50milimol/1000 mlNaOH.

Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi trong đá dăm xác định bằng cách rửa không được vượt quá trị số ghi trong bảng PIII, không cho phép lẫn sét cục, không cho phép có màng sét bao phủ các hạt đá dăm và những tạp chất bẩn khác như gỗ mục, lá cây, rác rưởi … lẫn vào.

Bảng PIII: Hàm lượng sét, bùn, bụi cho phép trong đá dăm

TTLoại cốt liệuBT M ≥ 300
1Đá dăm từ đá phún xuất và đá biến chất, không lớn hơn.1
2Đá dăm từ đá trầm tích, không lớn hơn.2

 

Mẫu thử lấy theo TCVN 1772-1987.

Hàm lượng sunfat, sunfit tính ra SO3 được xác định theo TCVN 141-1986.

Các chỉ tiêu khác được xác định theo TCVN 1772-1987.

  1. Nước trộn bê tông:

Nước dùng để trộn và bảo dưỡng BT phải đạt yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN 4506-1987: Nước cho BT và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.