Lễ Nhập Trạch Nhà Mới Chính Xác Dành Cho Gia Chủ

xay nha

Luu Ban Nhap Tu Dong 233

Một trong những nghi lễ quan trọng và cũng là nét văn hóa tâm linh của người Việt mà bạn phải làm mỗi khi chuyển về nhà mới chính là lễ nhập trạch. Đây cũng chính là lúc để ra mắt thổ thần, thổ địa của nhà mới.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thời đại, qua nhiều thế hệ, phong tục này đang dần bị mai một. Do đó, nhiều người hiện nay không biết cách làm lễ nhập trạch như thế nào cho đúng. Và bài viết dưới đây của xây nhà mới đẹp https://xaynhamoidep.com sẽ hướng dẫn bạn các công việc cần làm trong lễ nhập trạch nhà mới.

Lễ Nhập Trạch Nhà Mới Chính Xác Dành Cho Gia Chủ

Lễ nhập trạch là gì và ý nghĩa của nó

Nhập trạch là một từ Hán Việt, với từ “nhập” có nghĩa là vào và “trạch” có nghĩa là nhà. Bởi vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhập trạch chính là lễ dọn về nhà mới. Hay như đã nói chính là nghi lễ ra mắt với thần linh, thổ địa đang cai quản cho ngôi nhà.

 Đây chính là nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền qua ngàn đời.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Sở dĩ cần phải thực hiện nghi lễ nhập trạch chính là bởi vì theo quan niệm của cha ông ta thì khi chuyển đến nơi ở mới, bạn cần phải làm lễ báo cáo với những vị thần cai quản nơi đó. Việc này cũng là để vị thần chứng giám sự có mặt của gia đình bạn, phù hộ độ trì cho cuộc sống bình an và nhiều may mắn cho tất cả các thành viên.

Người xưa hay nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành, chính vì thế làm lễ nhập trạch nhà mới cũng sẽ giúp bạn có được sự an tâm, hạnh phúc và may mắn trong ngôi nhà mới.

Các thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới

Với lễ nhập trạch, bạn không cần làm quá cầu kỳ mà quan trọng là ở tấm lòng. Chính vì vậy, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình thì bạn bạn có thể lược bỏ, không nhất thiết phải làm đầy đủ các bước sau đây:

Lễ Nhập Trạch Nhà Mới Chính Xác Dành Cho Gia Chủ

Chọn ngày tốt để chuyển nhà

Việc lựa chọn ngày chuyển nhà một cách kỹ lưỡng và chọn ngày đẹp sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn và tốt lành. Nhờ đó, mà cuộc sống về sau của gia đình bạn cũng trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Bạn có thể chọn ngày, giờ nhập vào nhà mới theo hướng nhà, theo tuổi chủ nhà hoặc theo giờ hoàng đạo.

Chuẩn bị lễ vật nhập trạch

Trước tiên là mâm cúng nhập trạch thường có 3 phần: ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia thành 3 mân nhỏ, hoạc bày chung trên mâm lớn cũng được.

–  Với mâm ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được nhưng sao cho mâm trái cây phải tươi ngon và đẹp mắt.

–  Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (cúc, ly…), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã cùng 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước.

Lễ Nhập Trạch Nhà Mới Chính Xác Dành Cho Gia Chủ

–  Mâm cơm cúng: Bạn có thể lựa chọn mâm cơm chay hoặc cơm mặn đều được. Ngoài ra, còn phải có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu 3 điếu thuốc.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các đồ vật khác:

–  Bếp than được đặt ở chính giữa lối đi cửa chính để vào nhà. Mục đích là để cho gia chủ cùng những người khác khi bước qua bếp than vào nhà có lửa sẽ giúp loại bỏ những điều không may mắn còn vương trên người.

–  Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.

–  Theo thủ tục nhập trạch thì các thành viên trong nhà khi bước vào nhà không được đi tay không mà ai cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu, gạo, muối, vàng, tiền bạc hay các vật may mắn khác…

Các bước làm lễ nhập trạch

Đầu tiên, gia chủ cần mở tất cả cửa sổ và bật hết đèn điện sáng trong nhà. Tiếp đó, đặt bếp than (đã nhóm lửa) trước cửa chính.

Lễ Nhập Trạch Nhà Mới Chính Xác Dành Cho Gia Chủ

Tiếp đó, gia chủ cầm bát hương bước qua bếp than củi đã được đặt ở chính giữa cửa nhà. Với những người còn lại trong gia đình thì cũng bước theo và trên tay cầm theo những vật may mắn như đã nói như: muối, nước, chổi…Và cuối cùng và mâm cúng nhập trạch đi vào.

–  Đặt bát hương và mâm cúng để trên bàn thờ gia tiên.

–  Sau đó, gia chủ cùng mọi người lạy 3 lạy và đọc bài khấn gồm có hai phần là văn khấn gia tiênvăn khấn thần linh.

–  Tiếp đó, đích thân gia chủ đun nước pha trà sau đó mang dâng lên gia tiên và thần linh cũng có thể mời các thành viên trong gia đình cùng uống. Điều này mang ý nghĩa khai bếp cho căn nhà mới.

–  Cuối cùng sau khi hành lễ nhập trạch nhà mới xong thì tiến hành dọn lễhóa vàng.

Lưu ý sau khi làm lễ nhập trạch

Sau khi đã hoàn thiện xong các nghi lễ nhập trạch thì hãy chú ý những điều dưới đây:

–  Nên ngủ lại 1 đêm ở nhà mới sau lễ nếu như bạn chưa chuyển được ở hẳn.

–  Trình tự khấn khi thực hiện là khấn thổ công trước rồi mới đến gia tiên.

–  Sau khi dọn lễ xong cần phải làm lễ bái tạ.

–  Phụ nữ đang mang thai cần tránh dọn nhà, người tuổi Dần cũng không nên phụ dọn nhà.

–  Phải chọn hướng để bàn thờ kỹ lưỡng, hợp phong thủy.

Như vậy, trên đây chính là những thông tin cơ bản cho các bạn tham khảo sau khi đã xây nhà xong để làm lễ nhập trạch. Hy vọng, với những chia sẻ này của https://xaynhamoidep.com sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để thực hiện nghi lễ một cách chính xác nhất mang đến may mắn, sức khỏe và tài lộc cho tất cả thành viên trong gia đình.

Để đảm bảo quá trình nhập trạch được tốt nhất bạn cũng nên chọn những không gian sống phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dịch vụ chất lượng hàng đầu như: xây nhà mới đẹp, xây dựng nhà xưởng, sửa nhà trọn gói,…Trong đó, uy tín, chất lượng nhất không thể không kể đến công ty xây dựng Phú Nguyễn. Hãy liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết nhé!

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.